Huyện Hương Khê, Hà Tĩnh vượt qua khó khăn quyết tâm về đích nông thôn mới
10:19 | 10/07/2023
DNTH: Hương Khê là một huyện vùng cao biên giới nằm phía Tây tỉnh Hà Tĩnh, địa hình chia cắt phức tạp; dân cư phân bố không đồng đều; thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai như: lũ lụt, hạn hán… điều kiện tự nhiên gây khó khăn lớn đến quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhưng Đảng bộ, Chính quyền các cấp cùng với toàn thể Nhân dân đã và đang cùng nhau vượt lên trên hết, quyết tâm hoàn thành mục tiêu đưa huyện Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM trong năm 2024.
Bước vào quá trình thực hiện mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Hương Khê từ xuất phát điểm rất thấp, trải qua chặng đường 12 năm không ngừng nghỉ, đến nay toàn huyện có 16/20 xã đạt chuẩn NTM, 03 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đời sống Nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn đổi thay trong từng gia đình, đường làng ngõ xóm và trong từng cụm dân cư.
Về kinh tế, chỉ tính riêng năm 2022 huyện Hương Khê đạt giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản theo giá thực tế là 3.300 tỷ đồng, giá trị sản phẩm thu hoạch đạt 113 triệu đồng/ha đất trồng trọt, tổng sản lượng lương thực đạt 48.849 tấn; sản lượng bưởi Phúc Trạch đạt 23.616 tấn, giá trị sản xuất hơn 590 tỷ đồng, năng suất lúa, ngô đạt loại khá; tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng công nghiệp đạt giá trị sản xuất hơn 3.422 tỷ đồng, đạt hơn 100% kế hoạch...
Tiếp tục triển khai xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, giai đoạn 2017 - 2022 Hương Khê đã làm được hơn 320 km đường giao thông nông thôn, 60,9 km rãnh thoát nước, 13,2 km kênh mương bê tông nội đồng. Trong năm 2022, huyện thực hiện đầu tư và chuẩn bị đầu tư 102 công trình với tổng mức đầu tư lên trên 3.344 tỷ đồng.
Công tác xây dựng Khu dân cư (KDC) NTM kiểu mẫu được tập trung thực hiện quyết liệt, tính đến nay, ngân sách Nhà nước từ tỉnh đến huyện và xã đã hỗ trợ trên 39,1 tỷ đồng và xã hội hóa huy động từ Nhân dân gần 80 tỷ đồng để xây dựng các KDC kiểu mẫu trên toàn huyện, kết quả đạt được là toàn huyện đã có 107 KDC mẫu, 1.348 vườn mẫu đạt chuẩn.
Lấy kinh tế nông thôn làm trụ cột cho sự phát triển huyện nhà, Hương Khê xác định, chương trình OCOP là nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế. Vì vậy, huyện vẫn luôn chú trọng chỉ đạo và hỗ trợ tích cực các mô hình ở các xã nhằm đưa các sản phẩm của địa phương phát triển bền vững, tiến tới vươn tầm quốc gia và xa hơn nữa. Tính đến cuối năm 2022, toàn huyện Hương Khê đã có 22 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, tiêu biểu như: bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, hương trầm…
Bên cạnh phát triển kinh tế, huyện Hương Khê cần đặc biệt quan tâm xây dựng đời sống văn hóa nông thôn, giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số như dân tộc Chứt. Cần nâng cao trình độ văn hóa, giáo dục của người dân nhằm tạo nội lực thúc đẩy công cuộc xây dựng NTM nhanh hơn, bền vững và có chiều sâu. Năm 2022 toàn huyện có 29.102/30.981 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; năm học 2021 - 2022 có 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, tỉ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,35%; đến nay có 38/59 trường đạt chuẩn quốc gia.
Với đặc thù là huyện biên giới, công tác xây dựng hệ thống chính trị, an ninh - quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, yêu cầu huyện Hương Khê luôn luôn củng cố, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện tốt dân chủ cơ sở; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ, năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức. Xây dựng lực lượng vũ trang có bản lĩnh chính trị vững vàng, đề cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch. Xây dựng lực lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh toàn diện, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; phát huy có hiệu quả các mô hình trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”
Tại kỳ họp thứ 11 của Hội đồng nhân dân khóa XXI dự kiến một số chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện Hương khê năm 2023: tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên 12%; thu nhập bình quân đầu người trên 51,8 triệu đồng/năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt 79 tỷ đồng; tổng giá trị đầu tư toàn xã hội trên 3.500 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực ổn định trên 33.000 tấn; giá trị sản phẩm thu hoạch trên 121 triệu đồng/ha đất trồng trọt. Toàn huyện có 94% gia đình văn hóa, phấn đấu đạt 98% tỉ lệ thôn, tổ dân phố văn hóa; 100% đối tượng có nhu cầu được hưởng lợi các dịch vụ y tế; tỉ lệ nghèo đa chiều giảm trên 1%; tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý theo quy định tại đô thị đạt 100% và khu vực nông thôn đạt 75% .
Trên tinh thần đó, cùng với sự chỉ đạo và hỗ trợ tích cực từ Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, huyện Hương Khê đặt ra mục tiêu “cán đích” NTM trong năm 2024, vì thế ngay từ đầu năm 2023 các xã chưa đạt chuẩn NTM là Hương Lâm, Hương Liên, Hà Linh và Điền Mỹ đã đồng loạt ra quân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trở ngại phấn đấu hoàn thành mục tiêu của cả hệ thống chính trị đã đề ra.

Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
DNTH: Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) ngày 18/3/2025 đã có văn bản đề xuất xin phá dỡ công trình “Hàm cá mập” tại số 7 Đinh Tiên Hoàng (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hình thức không...

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
DNTH: Sáng nay, ngày 4/4/2025 tại Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, TP. Thanh Hóa, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc...

Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
DNTH: Khi nhắc đến Interlaken (Thụy Sĩ), nhiều người thường nghĩ đến những cảnh quan tuyệt đẹp của dãy Alps và hồ nước trong vắt. Đây là một thị trấn nằm ở khu vực trung tâm của Thụy Sĩ, thuộc bang Bern.

Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
DNTH: Cơ quan khí tượng dự báo, trong giai đoạn giao mùa (tháng 4) dễ xuất hiện dông lốc, mưa đá, nhất là ở khu vực vùng núi và ven biển.

Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
DNTH: Thị trường tã, bỉm cho trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ...

Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
DNTH: Đối với nhiều em bé, uống sữa là một điều hiển nhiên – một thói quen mỗi sáng trước khi đến lớp, một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ. Nhưng với nhiều em nhỏ tại Khánh Hòa, việc uống sữa lại trở thành một điều xa xỉ....
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...