Lý do nhiều doanh nghiệp dệt may quốc tế mở rộng sang Việt Nam

20:49 | 23/02/2024

DNTH: Sự quan tâm các doanh nghiệp nước ngoài vào ngành dệt may thể hiện rõ qua số lượng nhà cung cấp thiết bị, nguyên phụ liệu, nhà mua hàng… đăng ký tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành dệt may tại Việt Nam.

1
Nhiều doanh nghiệp dệt may quốc tế mở rộng sang Việt Nam. Ảnh internet.

Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, cho biết, tại buổi họp báo giới thiệu Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt may 2024 (VIATT 2024) ngày 23/02 rằng: Các nhà sản xuất, chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu tiếp tục chọn Việt Nam là nơi sản xuất và đặt hàng, cho thấy Việt Nam có thế mạnh nhất định trong lĩnh vực dệt may.

Lý do được đưa ra là: Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng thứ ba thế giới và là 1 trong những nhà nhập khẩu quan trọng về máy móc, vải sợi… Nhiều nhà sản xuất dệt may quốc tế đã và đang mở rộng hoạt động sang Việt Nam, thúc đẩy ngành công nghiệp nội địa vốn đã phát triển mạnh mẽ.

Hơn nữa, việc là thành viên của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA)… tiếp tục là những nền tảng tích cực cho sự phát triển của ngành trong thời gian tới.

Sự quan tâm các doanh nghiệp nước ngoài thể hiện rõ qua số lượng nhà cung cấp thiết bị, nguyên phụ liệu, nhà mua hàng… đăng ký tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành dệt may tại Việt Nam. 

2
Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng thứ ba thế giới và là 1 trong những nhà nhập khẩu quan trọng về máy móc, vải sợi. Ảnh internet.

"Triển lãm VIATT 2024 sẽ là bàn đạp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cơ hội tham gia kết nối giao thương với các doanh nghiệp trên thế giới, hình thành chuỗi liên kết và mở ra cơ hội hợp tác làm ăn mới cho doanh nghiệp", ông Tài nói.

Theo ông Tài, năm 2023, sản xuất và xuất khẩu dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn, tổng kim ngạch toàn ngành giảm hơn 9% so với năm 2022, đạt 40,324 tỷ USD. Dự báo năm 2024, các doanh nghiệp ngành dệt may tiếp tục đối diện nhiều thách thức về đơn hàng giảm, dù có dấu hiệu tăng trưởng xuất khẩu trở lại nhưng rủi ro về chuỗi cung ứng, xu hướng chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, xanh hóa… vẫn còn.

Tuy nhiên, với triển vọng phục hồi kinh tế thế giới cũng như dự báo tình hình kinh tế Việt Nam, ngành dệt may phấn đấu tăng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2024 đạt 44 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2023.

Theo Thương Hiệu Và Công Luận

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

FedEx nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mỹ

DNTH: Tăng khả năng tiếp cận giúp các nhà xuất khẩu địa phương kết nối hiệu quả hơn với thị trường Mỹ.

Đài Loan, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều phân bón Việt Nam

DNTH: Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 601 nghìn tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 20,2% về lượng, tăng 8,5% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Thị trường ớt: Dư địa còn rất lớn

DNTH: Xuất khẩu ớt của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội tại các thị trường khó tính như Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên, diện tích canh tác còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều và áp lực cạnh tranh từ các...

Tuổi trẻ Gia Lai và khát vọng cà phê vươn tầm quốc tế

DNTH: Sáng 9/4, tại TP. Pleiku đã diễn ra buổi công bố Lễ hội Cà phê Gia Lai 2025 - Gia Lai Coffee Festival 2025, với chủ đề “Cà phê Gia Lai từ địa phương ra quốc tế”.

LocknLock khẳng định uy tín với giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương

DNTH: LocknLock, thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu đến từ Hàn Quốc vừa được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu Tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương năm 2025.

LocknLock ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra

DNTH: Thương hiệu gia dụng toàn cầu LocknLock đã ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra, một công ty con chủ chốt của Tập đoàn CP - tập đoàn lớn nhất Thái Lan, nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường châu Á và các khu vực khác.

XEM THÊM TIN