Người “xóa màu tiêu” và đưa thương hiệu hồ tiêu Việt ra thị trường thế giới

15:02 | 14/12/2018

DNTH: Doanh nhân Phan Minh Thông cho biết, “khách hàng quốc tế nhận xét, chỉ trong vòng 10 năm, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể để trở thành nhà cung cấp uy tín cho bếp ăn của thế giới”.

Doanh nhân Phan Minh Thông là Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần Phúc Sinh. Ông chính là người gầy dựng nên câu chuyện của Phúc Sinh, từ con số 0 đến doanh số trăm triệu USD/năm.

Luôn có mặt trong top các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu và cà phê nhiều năm nay, Phúc Sinh là tên tuổi lớn trong mắt các doanh nhân quốc tế.

Khi Bộ Công thương đã có quyết định hủy bỏ giấy phép xuất khẩu, tháo cơ chế cho người kinh doanh năm 2001, Phan Minh Thông chính thức khởi nghiệp. Dùng Phúc Sinh – sinh sôi phúc lộc, hai chữ được cha một người bạn tặng làm thương hiệu, Thông lao vào thương trường, quyết tâm đưa hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, định hướng của anh từ những ngày còn trong biên chế nhà nước. Hạn chế lớn nhất của doanh nhân là không có vốn. Bởi thời điểm đó, ngân hàng vẫn chưa có cơ chế cấp tín dụng cho tư nhân như hiện giờ.

nguoi xoa mau tieu va dua thuong hieu ho tieu viet ra thi truong the gioi
Doanh nhân Phan Minh Thông là Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty cổ phần Phúc Sinh

Lúc bấy giờ, cách duy nhất để giải quyết bài toán tài chính của Minh Thông là biến khách hàng thành nhà tín dụng. Có được vốn Anh ngữ tốt nên ông quyết định dùng chính vốn liếng ấy không chỉ để tìm kiếm đối tác nước ngoài mà còn thuyết phục được họ thanh toán trước.

Chính bằng sự chân thành, quyết liệt của ông chủ trẻ, CEO đã chinh phục được các doanh nhân quốc tế. Minh Thông nhớ, khách hàng đầu tiên của mình là một người Mỹ, đến từ New Jersey. Sau buổi làm việc trong văn phòng chưa đầy 25m2 của Phúc Sinh, vị doanh nhân ấy đồng ý ứng trước 250.000 USD dù đơn hàng một tháng sau đó mới được giao đến. Tương tự, một khách hàng người Pháp, khi biết khó khăn của Phúc Sinh, mạnh dạn ký bảo lãnh để ngân hàng cho Minh Thông vay 100.000 USD.

Xoay được vốn khiến chuyện kinh doanh của Phúc Sinh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chất lượng tiêu thành phẩm của Việt Nam lại trở thành thử thách lớn. Bạn hàng quốc tế sợ những kiện hàng tiêu họ nhận được vì trông nó rất bẩn dù biết chất lượng rất tốt. Lẫn trong tiêu, là đất, bụi, là đá sỏi… nên phải tốn rất nhiều thời gian cho khâu sơ chế.

“Với nhân công tốt và rẻ như trong nước, tại sao chúng ta không làm trước khâu này, để tăng giá trị sản phẩm?”, ông Thông tự hỏi mình như thế.

nguoi xoa mau tieu va dua thuong hieu ho tieu viet ra thi truong the gioi

Được đối tác ủng hộ nhiệt tình ý tưởng của mình, có được nguồn khách hàng sẵn sàng trả tiền cao hơn để có tiêu sạch, doanh nhân về nước, đặt hàng với nhà cung cấp của mình. Thay đổi tưởng chừng như rất nhỏ này của Phúc Sinh nhưng lại góp phần biến chuyển hoàn toàn ấn tượng về hồ tiêu Việt Nam trong mắt nhà nhập khẩu. Phía trong nước thấy được lợi nhuận cao hơn, đã mạnh dạn đầu tư để vươn đến phẩm chất cao hơn.

CEO chia sẻ: “Khách hàng quốc tế nhận xét, chỉ trong vòng 10 năm, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể để trở thành nhà cung cấp uy tín cho bếp ăn của thế giới”.

So sánh với các cường quốc xuất khẩu tiêu có lịch sử hàng trăm năm như Brazil, Indonesia, Thái Lan… ngành hồ tiêu Việt Nam đã theo kịp, thậm chí là vượt trội hơn bởi ngành đã chạm đến những phân khúc cao cấp nhất.

Chia sẻ về bí quyết của mình doanh nhân Phan Minh Thông cho biết: “Kinh doanh hồ tiêu luôn bị chi phối bởi nhu cầu của thị trường xuất khẩu. Nếu người làm chủ không học và làm chủ tư duy quốc tế, sẽ là thử thách cho chính doanh nghiệp mình”.

Nhưng bước tiến lớn nhất phải kể đến câu chuyện “xóa màu” cho tiêu mà Phúc Sinh là đơn vị tiên phong. Thấy tiêu trắng, hay còn gọi là tiêu sọ được mua với giá cao hơn rất nhiều so với tiêu đen nhưng tại Việt Nam, hiếm hoi lắm mới thấy sản phẩm ấy xuất hiện trên thị trường, Phan Minh Thông lại một lần nữa, tìm khách hàng rồi giao đề bài cho nhà sản xuất.

Khó khăn ở chỗ, sản xuất tiêu trắng đòi hỏi phải có kỹ thuật, kiến thức và dụng nhiều công hơn. Người trồng phải thu hoạch tiêu lúc chín đỏ, sau đó bỏ vỏ, phơi khô. Vậy nên, doanh nhân chấp nhận đóng vai trò người đồng hành, bỏ tiền ra cho nhà sản xuất làm tiêu trắng với cam kết lời chia đôi, lỗ Phúc Sinh chịu.

Mặc dù thất bại hết lần này đến lần khác, nhà sản xuất nhiều phen đã quyết định “bỏ cuộc chơi” nhưng người đặt hàng vẫn kiên trì thuyết phục. Điều bất ngờ đã xảy tới, ở mẻ tiêu thứ 12, niềm vui đã đến với họ, 500kg tiêu trắng đầu tiên bán ra với lợi nhuận tăng đến hơn 35%, mở đường cho việc xuất khẩu tiêu trắng Việt Nam ra thế giới và CEO được nhiều người mệnh danh “vua” hồ tiêu Việt Nam.

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam năm 2017, Phúc Sinh vẫn đang là doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu hồ tiêu. Bản đồ xuất khẩu của Phúc Sinh 2017 cũng tiếp tục giữ vững và mở rộng tới 80 quốc gia.

Đáng chú ý, doanh thu Phúc Sinh trong năm 2017 là 97 triệu USD.

 

 

 

Nhân Mã

TBCKVN

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN