Những yếu tố giúp xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công
17:00 | 28/11/2023
DNTH: Để tăng nhận diện với khách hàng giúp quảng bá hình ảnh và các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng. Vậy xây dựng thương hiệu là gì? Quy trình xây dựng thương hiệu cần những yếu tố nào?

Giá trị cốt lõi của thương hiệu
Giá trị cốt lõi là tập hợp các đặc điểm, nguyên tắc hướng dẫn và niềm tin, giúp định hướng cho hoạt động các cá thể trong doanh nghiệp cùng hướng đến một mục tiêu cụ thể. Những giá trị này có tầm ảnh hưởng đến mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng, sự phát triển của doanh nghiệp và chiến lược thương hiệu.
Giá trị cốt lõi có thể là câu châm ngôn hay một cụm từ, không giới hạn số lượng và không nhất thiết phải hoàn toàn khác so với các thương hiệu khác. Nhưng chúng phải mang đậm bản sắc của thương hiệu, thể hiện được hình ảnh của thương hiệu và có tác động tích cực đến suy nghĩ của khách hàng.
Như vậy, giá trị cốt lõi của thương hiệu là giá trị khác biệt mạnh nhất, độc đáo nhất, khác biệt nhất của thương hiệu. Giá trị cốt lõi được xem như kim chỉ nam của thương hiệu bởi mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ đều được xây dựng từ giá trị cốt lõi của thương hiệu.
Giá trị của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Quá trình hình thành và xây dựng thương hiệu gồm tên, hình ảnh cho sản phẩm/dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Điều này nhằm tạo nên sự khác biệt trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, việc tạo brand còn giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài với họ.
Thương hiệu được coi như một dạng tài sản vô hình của doanh nghiệp, là một trong những công cụ quan trọng giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại ngày nay.
Không những vậy, giá trị thương hiệu còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các chiến lược Marketing. Đây là yếu tố đại diện cho cam kết, niềm tin thương hiệu về sản phẩm/dịch vụ hay là những trải nghiệm của khách hàng.
Giá trị thương hiệu cũng có thể hiểu là giá trị tài chính của thương hiệu đó khi nó được mua bán. Để xác định giá trị thương hiệu thì các cá nhân/tổ chức cần ước lượng được giá trị của mình trên thị trường.
Lý do doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu
- Giúp doanh nghiệp định hình phong cách
Quá trình xây dựng thương hiệu còn giúp doanh nghiệp định hình phong cách, hình ảnh, cá tính riêng và uy tín. Từ đó khách hàng sẽ tin tưởng vào thương hiệu hơn, tăng tính nhận diện, sức cạnh tranh của thương hiệu này giữa thị trường.
- Hình thành tệp khách hàng trung thành
Việc xây dựng và phát triển Brand mạnh sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có được một lượng lớn khách hàng trung thành, có niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nhờ tệp khách hàng này, doanh nghiệp của bạn sẽ có lượng khách hàng ổn định, đảm bảo cho sự phát triển kinh doanh.
- Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Một Brand mạnh sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường dễ dàng về các khía cạnh giá cả, thu hút nhân tài, đầu tư. Khi đã có vị thế trên thị trường, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều sự quan tâm cũng như thu hút nhiều nhân tài có chất lượng đến với doanh nghiệp.
- Bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi rủi ro
Khi thương hiệu có giá trị cao, có bảo hộ thương hiệu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ tránh được những pha chơi xấu của đối thủ, đồng thời tránh được những hệ lụy khi làm hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng.

5 yếu tố tạo nên Brand bền vững
- Brand Identity (Bộ nhận diện thương hiệu)
Hiểu một cách đơn giản, Brand Identity (Bộ nhận diện thương hiệu) là những yếu tố liên quan đến thiết kế logo, hình ảnh, màu sắc, icon, typo... của một thương hiệu. Thông qua bộ nhận diện thương hiệu, khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết và phân biệt thương hiệu của bạn với các thương hiệu khác.
Ngoài ra, brand identity còn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự nhất quán trong thương hiệu và tạo được khả năng ghi nhớ tốt cho từng khách hàng đối với thương hiệu doanh nghiệp.
Bộ nhận diện thương hiệu tối thiểu sẽ bao gồm: Slogan, thiết kế Logo; Màu sắc thương hiệu, Font chữ được dùng thường xuyên; Poster truyền thông về sản phẩm/dịch vụ,…; những hình ảnh đóng vai trò tạo sự nhận diện thương hiệu trên các trang mạng xã hội (Cover, Avatar); phong bì thư, danh thiếp, hóa đơn; tín hiệu nhận diện; đồng phục, thẻ nhân viên.
- Brand Positioning (Định vị thương hiệu)
Định vị thương hiệu là giá trị riêng mà thương hiệu thể hiện trước khách hàng của mình. Đây chính là chiến lược tiếp thị mà các thương hiệu xây dựng để thiết lập bản sắc thương hiệu riêng, đồng thời truyền tải đề xuất giá trị, thôi thúc khách hàng chọn mua sản phẩm của họ thay vì từ một thương hiệu khác. Ngoài ra, định vị thương hiệu còn được áp dụng khi một công ty muốn tự định vị mình theo một cách nhất định nhằm thúc đẩy khách hàng tạo dựng mối liên kết giữa thương hiệu và đề xuất giá trị của thương hiệu đó.
Để thương hiệu được định vị cao thì các doanh nghiệp nên quan tâm hơn trong việc xây dựng hệ thống thương hiệu như: tên thương hiệu, hình ảnh, tiêu chuẩn dịch vụ, bảo đảm sản phẩm, bao bì và cách thức thể hiện.
- Brand Personality (Tính cách thương hiệu)
Tính cách thương hiệu (Brand Personality) cũng như tính cách của một con người. Thương hiệu cần có tính cách riêng biệt, có thể được xác định qua đặc điểm như: năng động, táo bạo, cởi mở, truyền thống, thanh lịch, đáng tin cậy,… tính cách thương hiệu cần phản ánh giá trị và tầm nhìn của thương hiệu cũng như phải tương xứng với nhóm khách hàng mục tiêu.
- Brand Ambassador (Đại sứ thương hiệu)
Đại sứ thương hiệu là gương mặt làm đại diện cho Brand để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, giúp thương hiệu truyền tải thông điệp đến khách hàng mục tiêu.
Đại sứ thương hiệu cần phù hợp với tính cách và giá trị của thương hiệu. Ngoài ra, cần có độ uy tín và được khách hàng đánh giá cao.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ chọn những gương mặt “vàng” có tầm ảnh hưởng lớn với công chúng để làm đại sứ Brand. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn đại sứ thương hiệu với các tiêu chí như: tệp người theo dõi, phong cách,… có như vậy, đại sứ mới có thể mang hình ảnh sản phẩm/dịch vụ đến gần hơn với người dùng theo cách phù hợp. Từ đó khiến họ yêu thích và tin cậy hơn về Brand của bạn.
- Brand Culture (Văn hóa thương hiệu)
Văn hóa thương hiệu là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên một thương hiệu mạnh và bền vững. Văn hóa thương hiệu hiểu đơn giản, chính là giá trị cốt lõi, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng về thương hiệu. Văn hóa thương hiệu quyết định tới tất cả các khía cạnh liên quan tới brand, bao gồm brand identity, brand personality, trải nghiệm khách hàng với thương hiệu,…
Văn hóa thương hiệu cần phản ánh giá trị và sứ mệnh của Brand, đồng thời truyền tải được sự đồng thuận và cam kết của toàn bộ nhân viên trong việc thực hiện mục tiêu của Brand.

FedEx nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mỹ
DNTH: Tăng khả năng tiếp cận giúp các nhà xuất khẩu địa phương kết nối hiệu quả hơn với thị trường Mỹ.

Đài Loan, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều phân bón Việt Nam
DNTH: Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 601 nghìn tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 20,2% về lượng, tăng 8,5% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Thị trường ớt: Dư địa còn rất lớn
DNTH: Xuất khẩu ớt của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội tại các thị trường khó tính như Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên, diện tích canh tác còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều và áp lực cạnh tranh từ các...
Tuổi trẻ Gia Lai và khát vọng cà phê vươn tầm quốc tế
DNTH: Sáng 9/4, tại TP. Pleiku đã diễn ra buổi công bố Lễ hội Cà phê Gia Lai 2025 - Gia Lai Coffee Festival 2025, với chủ đề “Cà phê Gia Lai từ địa phương ra quốc tế”.

LocknLock khẳng định uy tín với giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương
DNTH: LocknLock, thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu đến từ Hàn Quốc vừa được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu Tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương năm 2025.

LocknLock ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra
DNTH: Thương hiệu gia dụng toàn cầu LocknLock đã ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra, một công ty con chủ chốt của Tập đoàn CP - tập đoàn lớn nhất Thái Lan, nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường châu Á và các khu vực khác.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...