Ông Trịnh Văn Quyết trực tiếp điều hành Bamboo Airways kể từ hôm nay

15:20 | 04/03/2019

DNTH: Bắt đầu từ hôm nay (4/3/2019), ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC - sẽ chính thức xuất hiện trong vai trò Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của hãng hàng không Bamboo Airways.

Ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Bamboo Airways thay ông Đặng Tất Thắng.

Ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Bamboo Airways thay ông Đặng Tất Thắng.

Động thái "ra mặt" nắm giữ những vị trí chủ chốt nhất ở Bamboo Airways cho thấy vị thế quan trọng của mảnh ghép hàng không trong hệ sinh thái đa ngành mà vị Chủ tịch FLC đã sáng lập và phát triển.

"Quyết định này của ông Trịnh Văn Quyết khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của FLC trong việc thúc đẩy sự phát triển vững chắc của Bamboo Airways theo đúng lộ trình đã định sẵn, nhằm phục vụ một cách tốt nhất hành khách trong nước và quốc tế" - thông cáo của FLC viết.

Cập nhật đến thời điểm hiện tại,Tập đoàn FLC vẫn là chủ sở hữu lớn nhất và gần như duy nhất của Công ty TNHH Hàng không Tre Việt - (Bamboo Airways). Trong khi, ông Trịnh Văn Quyết chính là cổ đông lớn nhất của FLC, với tỷ lệ sở hữu là 21,19%.

Ngoài hạt nhân FLC, nhà sáng lập Trịnh Văn Quyết cùng người thân còn sở hữu một lượng lớn cổ phần ở những doanh nghiệp trong "họ". Có thể kể đến như 72,36% cổ phần của CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã CK: ROS); 3,26% cổ phần của CTCP Chứng khoán Artex (Mã CK: ART).

Nếu xét đơn thuần theo thị giá các cổ phiếu đang nắm giữ, từ lâu ông Trịnh Văn Quyết đã lọt top tỷ phú USD, thậm chí là giàu nhất Việt Nam trong nhiều thời điểm. Nhưng vì một số tiêu chuẩn, hiện tại vẫn chưa có tổ chức xếp hạng uy tín nào của quốc tế công nhận tân Chủ tịch kiêm CEO Bamboo Airways là tỷ phú USD.

Việc ông Quyết chính thức đảm nhận chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Bamboo Airways, đồng nghĩa với sự rút lui của người tiền nhiệm Đặng Tất Thắng. Tuy vậy, ông Thắng sẽ vẫn là một trong những trợ thủ đắc lực của ông Quyết với vai trò Phó Tổng Giám đốc FLC. Nên nhớ, ông Thắng chính là người đại diện - trên giấy tờ - cho Bamboo Airways trong suốt quá trình hãng lập đề án và xin giấy phép bay tới nay.

Ngoài ông Trịnh Văn Quyết, ban lãnh đạo đương nhiệm của Bamboo Airways còn có một cái tên rất đáng chú ý khác, là bà Dương Thị Mai Hoa - Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính. Trước ngày về Bamboo Airways, bà Mai Hoa từng được biết đến rộng rãi trên các vai trò CEO Vingroup, VIB, ABBank.

Sau khi đi vào khai thác, Bamboo Airways đang tích cực kiện toàn thượng tầng lãnh đạo. Cách đây ít tuần, hãng đã bổ nhiệm cùng lúc 3 Phó Tổng giám đốc. Ông Eddy Doyle giữ vị trí phụ trách Khai thác bay, ông Mai Đình Toàn lo phụ trách đơn vị Kỹ thuật và Bảo dưỡng, ông Bùi Quang Dũng đảm nhiệm vai trò điều hành các hoạt động của Văn phòng.

Theo giới thiệu, đây đều là những nhân sự có kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực hàng không.

Cùng ngày 4/3/2019, Bamboo Airways thông báo sẽ tiếp tục mở 3 đường bay mới từ Hà Nội tới Đà Lạt, Pleiku và Cần Thơ vào ngày 10/3 tới.

Ngoài ra, hãng đã dự kiến tiếp tục mở thêm ít nhất là 4 đường bay nội địa khác từ tháng 4/2019.

Sau khi cất cánh chính thức ngày 16/1/2019, đến nay, hơn 1.000 chuyến bay của Bamboo Airways đã được thực hiện một cách an toàn.

Với việc mở thêm 3 tuyến bay từ Hà Nội đi Đà Lạt, Pleiku và Cần Thơ, tổng số tuyến bay mà Bamboo Airways đang khai thác tính tới nay đã lên tới 17 đường bay nội địa.

Kế hoạch mở đường bay quốc tế cũng sẽ được thực hiện trong tháng 4/2019 với đường bay tới Singapore và tháng 5/2019 tới Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5/2019, đội bay của Bamboo Airways cũng sẽ được tăng cường lên con số hơn 20 máy bay, bao gồm cả Airbus và Boeing, phục vụ cho kế hoạch mở rộng các đường bay trong nước và quốc tế như dự kiến. Đây là bước tiến quan trọng trong kế hoạch nâng tổng số máy bay dự kiến trong năm 2019 lên con số 40-50 chiếc./.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN