Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững
08:22 | 17/03/2025
DNTH: Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.
Nắm bắt được xu thế chuyển đổi nông nghiệp sang hướng xanh, bền vững, từ năm 2019 công ty PADCO đã cho ra đời sản phẩm phân bón sinh học Sumitri. Sau nhiều thí nghiệp thành công, Sumitri đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều địa phương và nhận được phản hồi tích cực từ người sử dụng.
Xử lý ngay tại ruộng là ưu điểm lớn
Với thành phần chính là nấm Trichoderma, phân bón vi sinh Sumitri giúp phân giải nhanh các chất hữu cơ như rơm rạ, xác thực vật, biến chúng thành dinh dưỡng cho cây trồng ngay trên mặt ruộng. Cùng với acid humic và acid fulvic, Sumitri cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng giữ nước và dinh dưỡng. Nhờ các thành phần này, Sumitri giúp phân hủy rơm rạ chỉ trong 3-5 ngày, biến chúng thành mùn hữu cơ giàu dinh dưỡng, đồng thời cải tạo đất và cung cấp vi sinh vật có lợi.
Nhiều nông dân tại các tỉnh như Hưng Yên, Hải Phòng, Kiên Giang đã có những phản hồi rất tích cực sau khi sử dụng Sumitri. Họ nhận thấy đất đai trở nên tơi xốp hơn, cây trồng phát triển khỏe mạnh, năng suất cao hơn và chi phí sản xuất giảm đáng kể. Đặc biệt, giải pháp này giúp bảo vệ môi trường hiệu quả, tránh tình trạng ô nhiễm do đốt rơm rạ.

Một ưu điểm nữa qua ứng dụng thực tế là Sumitri làm giảm nguy cơ ngộ độc hữu cơ cho cây trồng. Làm tăng năng suất lúa thêm 5,4 tạ/ha theo kết quả thực nghiệp tại huyện Phù Cừ, Hưng Yên.
Tiết kiệm chi phí
Việc sử dụng Sumitri giúp giảm 30-50% lượng phân bón hóa học, tiết kiệm chi phí sản xuất mà vẫn đảm bảo hiệu quả canh tác. Chỉ với vài chục ngàn đồng, bà con nông dân đã không phải lo lắng khi xử lý gốc rơm rạ hay bón lót trước khi bước vào vụ mới.
Chỉ cần trộn Sumitri với cát hoặc đất bột rồi rải đều trên ruộng, giúp tiết kiệm công lao động và thời gian xử lý rơm rạ.
Với những lợi ích vượt trội, phân bón vi sinh Sumitri không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững. Đây chính là lựa chọn lý tưởng cho nông dân trong thời đại phát triển nông nghiệp hiện đại, hướng tới một tương lai nông nghiệp sạch và thân thiện với môi trường.
QUY TRÌNH XỬ LÝ GỐC RẠ TẠI RUỘNG THÀNH PHÂN HỮU CƠ
- Liều lượng: gói 125 g cho 1 sào (360m2).
- Cách dùng: Thời điểm xử lý hiệu quả nhất là trước cấy hoặc sạ 4-5 ngày.
Cách 1: Sau khi gặt lúa chúng ta đưa nước vào ruộng với mực nước ngập mặt ruộng từ 5 đến 10cm. Sau đó rải chế phẩm Sumitri (có thể pha với nước hoặc trộn với đất bột rải đều ra mặt ruộng), tiếp theo sử dụng máy làm đất ghép lồng trục chạy một lượt để đảo đều chế phẩm Sumitri và làm đứt gốc rạ, rồi tiến hành ngâm giữ nước khoảng 10 ngày. Sau thời gian ngâm, rơm rạ sẽ mục thành phân bón, đồng thời các hạt lúa rơi rớt lại, hạt lúa ma, hạt cỏ dại chưa mọc mầm sẽ bị thối hỏng không thể nảy mầm.
Cách 2: Trộn chế phẩm Sumitri cùng phân bón lót rải ra ruộng ngay trước khi cấy hoặc gieo trực tiếp (mà không làm ảnh hưởng đến cây lúa mới cấy hay mầm hạt mới gieo). Với cách này chỉ giúp phân hủy rơm, gốc rạ thành phân bón mà không thể làm thối được hạt lúa rơi rớt và hạt cỏ dại.
Cách 3: Trộn chế phẩm Sumitri với phân bón thúc lần thứ nhất để bón. Với cách này giúp cây lúa không bị nghẹt rễ, vàng lá và ngộ độc hữu cơ.
(+) Trong điều kiện mùa vụ gấp về thời gian: không cần để cách ly thời gian xử lý mà có thể làm đất ngay sau khi thu hoạch và sạ/cấy ngay khi đã rải SUMITRI mà không sợ cây lúa bị ảnh hưởng, rơm rạ sẽ được phân hủy sau khi xử lý 7-10 ngày.
- Các biện pháp kỹ thuật khác: có thể giảm 30-50% lượng phân lân, 15-20% lượng phân đạm ở lần bón lót và bón thúc lần thứ nhất. Theo dõi diễn biến sâu bệnh để phòng trừ đúng ngưỡng để có thể giảm từ 2-3 lần thuốc trừ bệnh hoặc không phải dùng thuốc bệnh.

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng
DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm
DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm
DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang
DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió
DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...