Phú Yên: Trồng mía ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt đem lại năng suất cao
14:46 | 26/08/2020
DNTH: Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Phú Yên, triển khai mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho 2ha mía tại các xã Sơn Phước, Sơn Nguyên (huyện Sơn Hòa). Mô hình đã góp phần nâng cao năng suất cây mía, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
Phú Yên nằm trong vùng nguyên liệu mía Trung Trung Bộ với diện tích sản xuất mía cả tỉnh đạt hơn 25.000ha. Đồng thời, mía cũng là một trong ba cây trồng chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, diện tích trồng mía phần lớn phụ thuộc vào nước trời nên ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, năng suất mía bình quân của tỉnh đạt thấp, khoảng 47,5 tấn/ha.
Phú Yên triển khai mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây mía đem lại năng suất cao
Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp triển khai mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong sản xuất thâm canh cây mía tại xã Sơn Nguyên, Sơn Phước, với quy mô 1 ha/mô hình/điểm.
Kết quả năng suất mía bình quân đạt 100 tấn/ha, lợi nhuận bình quân đạt 20,6 triệu đồng/ha, tăng 23,1 triệu đồng/ha so với phương thức sản xuất hiện nay tại địa phương canh tác mía theo phương thức truyền thống.
Thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Niên vụ mía 2018 - 2019 và 2019 - 2020, ruộng mía 1ha của ông Đoàn Đắc Miên ở thôn Nguyên An (xã Sơn Nguyên) được chọn triển khai mô hình ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho mía theo công nghệ Israel, trồng giống mía KK3. Dây tưới nhỏ giọt được đặt trên mặt đất, giữa hai hàng mía với chiều dài 5,4km/ha, dùng để tưới nước bổ sung cho mía vào các giai đoạn khô hạn kéo dài từ tháng 3 - 8 hàng năm. Trong thời gian này, giai đoạn cần tưới là giai đoạn mía mọc mầm, đẻ nhánh, bắt đầu vươn lóng, đến hết thời kỳ vươn lóng.
Kết quả, cùng điều kiện canh tác, giống, phân bón như nhau, năng suất của mô hình đạt 103 tấn/ha, trong khi đó năng suất mía trồng đại trà theo phương pháp truyền thống chỉ đạt 50 tấn/ha.
Mô hình đã góp phần nâng cao năng suất mía, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân
Ông Miên cho hay: “Ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho mía, người trồng mía sáng vô gò mía khởi động máy bơm rồi đi làm chuyện khác, trưa tắt máy, còn tưới bằng péc phun hay máy hút nước xả ra ống thì phải có mặt để di dời. Cái hay của tưới nhỏ giọt là tưới được khu vực gò đồi, chỗ đất cao, cây mía xanh tươi. Còn tưới bằng máy hút nước xả ra ống tràn từ đám này qua đám khác, gặp chỗ gò cao nước không tràn qua được, mía sẽ khô héo”.
Cũng theo ông Miên, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho mía thì người trồng mía không phải bưng thúng phân vãi ruộng mía mà chỉ cần hòa phân vào bồn chứa nước rồi nối vào hệ thống tưới nhỏ giọt là mía “ăn” phân. Còn trước đây khi chưa ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, muốn vãi phân cho mía thì mọi người phải canh trời mưa. Gặp năm nắng hạn, mía “đói” phân, đỏ lá, héo úa.
Theo Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Sơn Hòa Alê Y Bớ, Sơn Hòa là huyện có diện tích mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh với trên 13.550ha, thế nhưng nông dân không chủ động nước tưới, “khoán trắng” cho trời nên có năm gặp nắng hạn năng suất mía thấp. Thời gian gần đây, nông dân đầu tư, tham gia trồng mía tưới nước nhỏ giọt, nâng năng suất lên 90 - 100 tấn/ha. Mô hình này góp phần nâng cao trình độ sản xuất, từng bước thay đổi tập quán canh tác truyền thống, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất thâm canh mía, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho nông dân.
Mai Quỳnh
THSP

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số
DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim
DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh
DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới
DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc
DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...