Tân Chủ tịch Kienlongbank Lê Hồng Phương là ai?

10:16 | 01/02/2021

DNTH: Ông Lê Hồng Phương – CEO BB Group – được bầu làm Chủ tịch Kienlongbank thay thế cho ông Lê Khắc Gia Bảo kể từ ngày 1/2/2021.

Ông Lê Hồng Phương - tân Chủ tịch HĐQT Kienlongbank
Ông Lê Hồng Phương - tân Chủ tịch HĐQT Kienlongbank

Hôm 30/1, HĐQT Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank – Mã CK: KLB) đã tổ chức cuộc họp bầu ông Lê Hồng Phương làm Chủ tịch HĐQT Kienlongbank nhiệm kỳ 2018 – 2022 kể từ ngày 1/2/2021.

Tân Chủ tịch HĐQT Kienlongbank sinh năm 1976, hiện được biết đến là Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT CTCP BB Group.

Song lưu ý rằng, theo quy định hiện hành: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Có nghĩa, để được NHNN chuẩn y cho làm Chủ tịch Kienlongbank, ông Lê Hồng Phương cần phải thôi nhiệm tại BB Group.

Trước khi gia nhập BB Group, được biết, ông Phương có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NBC) và Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank – Mã CK: LPB).

Cùng ngày, bà Trần Thị Thu Hằng – CEO Sunshine Group – cũng được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT Kienlongbank. Như vậy, HĐQT nhiệm kỳ 2018 – 2022 của Kienlongbank sẽ có Chủ tịch HĐQT là ông Lê Hồng Phương và 3 Phó Chủ tịch HĐQT là ông Mai Hữu Tín, ông Phạm Trần Duy Huyền và bà Trần Thị Thu Hằng.

Cả ông Lê Hồng Phương và bà Trần Thị Thu Hằng đều mới được bầu làm thành viên HĐQT Kienlongbank từ ngày 28/1/2021.

Tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2020, triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2021 của Kienlongbank ngày 30/1/2021, bà Trần Tuấn Anh – Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Kienlongbank, cho biết nhà băng này đã bán được thêm cổ phiếu STB trong giai đoạn từ 1/1 – 29/1/2021.

“Về cơ bản Kienlongbank đã thực hiện hoàn tất gần hết các nội dung theo đúng Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt. Kienlongbank cũng đặt mục tiêu hoàn thành việc bán toàn bộ cổ phiếu STB nói trên và tất toán nợ vay có liên quan chậm nhất là ngày 31/3/2021” – CEO Kienlongbank nói.

Năm 2021, Kienlongbank đặt mục tiêu tổng tài sản hợp nhất là 66.800 tỷ đồng (tăng 16,62%); huy động thị trường 1 là 50.295 tỷ đồng (tăng 16,52%); dư nợ cấp tín dụng là 44.600 tỷ đồng (tăng 28,47%); lợi nhuận trước thuế là 1.000 tỷ đồng; mạng lưới chi nhánh, phòng dịch trên cả nước là 150 điểm giao dịch (tăng 16 đơn vị).

Đáng chú ý, trong năm 2021, Kienlongbank sẽ đẩy mạnh xử lý hoàn tất các khoản nợ có tài sản thế chấp là cổ phiếu STB và đưa tổng nợ xấu của Kienlongbank về mức dưới 2%/tổng dư nợ./.

Theo Viettimes

https://viettimes.vn/tan-chu-tich-kienlongbank-le-hong-phuong-la-ai-post142580.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN