Tập đoàn Mường Thanh: Chặng đường gần 30 năm cánh chim đại bàng không biết mỏi

14:01 | 17/02/2020

DNTH: Mùa xuân đến, đất nước đang chuyển mình với những vận hội và luồng sinh khí mới. Năm 2020 sẽ là năm thực sự lạc quan, với niềm tin mãnh liệt vào bước phát triển mới của đất nước. Cũng như bao người dân trên mảnh đất hình chữ S, những người con của đại gia đình Tập đoàn Mường Thanh có dịp để nhìn lại và tự hào về một chặng đường hình thành và phát triển. Trong giây phút chuyển giao của một mùa xuân mới, chúng tôi có cơ hội được gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ của người nhà Mường về chặng đường gần 30 năm cánh chim đại bàng tung cánh. Qua đó, hiểu thêm được điều gì đã làm nên một thương hiệu Mường Thanh như ngày hôm nay.

Mường Thanh và những miền “Ký ức đẹp”

Có lẽ đối với người Mường Thanh, dù phải trải qua bao biến động, đối mặt với ngàn vạn thách thức nhưng trong ký ức của họ chỉ tồn tại những điều đẹp đẽ, vui vẻ. Mường Thanh hôm nay đã và đang bước sang mùa chuyển giao của thế hệ thứ hai,trong suốt gần 30 năm gắn bó, thủy chung son sắc với sứ mệnh của mình. Sức mạnh của họ chính là tinh thần sắt đá và lòng biết ơn. Đó luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hành trình và trở thành nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp này. Khi nhắc tới Mường Thanh, người ta không thể không nhắc tới hình ảnh vị Chủ tịch Lê Thanh Thản. Ông đã trở thành biểu tượng, là “linh hồn” của tập đoàn với hơn 50.000 người này. Chính ông đã dệt lên những huyền thoại về một thương hiệu Việt vươn tầm Quốc tế.

Ký ức của người Mường Thanh luôn là những hình ảnh sống động, toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động chân chính. Để có được hai tiếng Mường Thanh hôm nay thì 30 năm về trước người Mường Thanh đều phải lao động, cống hiến xây nên những công trình làm đẹp cho quê hương xứ sở. Nói thì đơn giản vậy thôi, nhưng chứa đựng trong nó là bao nhiêu nỗi cực nhọc, mồ hôi, nước mắt và cả máu.

Giống như những chú ong thợ trong bài hát Hoa Mường Thanh mà cố nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo đã từng viết tặng người Mường Thanh:

Trai Mường Thanh đi khắp bốn phương trời

Trai Mường Thanh xây bao công trình mới

Gái Mường Thanh tươi nụ cười duyên dáng

Gái Mường Thanh ca câu hát tự hào

Đặt nền móng cho thương hiệu Mường Thanh, không thể không nhắc tới Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên. Bao nhiêu ký ức ùa về vẹn nguyên của một thời “Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”. Ông bạn Lào Bun - Pheng còn nhớ mãi hình ảnh của người bạn láng giềng ở Cửa khẩu Việt Lào những năm 1991 - 1992, ông kể: Một lần nọ, mưa to bão lớn nước Nậm Na như thác dựng, nuốt chửng bất kỳ thứ gì đi qua nó. Cảđoàn  lo lắng vì bị mắc kẹt giữa hiểm nguy. Chính trong giờ phút ấy, đồng chí Thản xung phong cầm lái, vật lộn với dòng thác dữ, người và xe chỉ trực trôi theo xuống vực sâu thăm thẳm. Cuối cùng dòng thác phải chịu thua trước ý trí gan dạ và dũng cảm của anh bộ đội cụ Hồ Thanh Thản. Cả đoàn mừng lắm, ôm chầm lấy anh ấy. Thế đó, vì đồng đội, vì công việc mà anh không sợ hiểm nguy, dũng cảm làm điểm tựa cho chúng tôi. Bởi vậy các đồng chí ở cửa khẩu Tây Trang đều rất quý trọng đồng chí ấy, đặc biệt là ngài tỉnh trưởng Mạy Én.

Còn trong suy nghĩ của ông Nguyễn Công Chất thì cho rằng: Chính những ngày hàn vi với quan điểm giúp đỡ nhau hai bên cùng có lợi (tôi làm đường cho bạn, bạn đổi nông sản cho tôi). Sự linh hoạt, thông minh có phần chịu thiệt thòi đó của anh Thản đã giúp cho việc giao thương Việt – Lào dễ dàng hơn. Nhờ đó anh có điều kiện đầu tư những công trình lớn, mang tầm chiến lược.

Cũng vì tấm gương và đặc biệt là cách sắp xếp công việc một cách chu toàn của người “tổng tư lệnh” ấy mà cả đoàn quân do ông lãnh đạo đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Tỉnh trưởng Phong Sa Lỳ Mạy Én từng bắt tay ông nói “Cám ơn bạn, bạn đã làm đẹp cho tôi”. Nhờ uy tín của mình ông Thản đã được lãnh đạo tỉnh Lai Châu giao phó cho nhiều công trình quan trọng. Những ai cùng đồng cam cộng khổ với ông trong thời gian này, hẳn còn nhớ mãi một câu chuyện tưởng chừng hết sức đơn giản nhưng sau này nó lại trở thành một dấu mốc khá quan trọng cho sự ra đời của Mường Thanh. Một kỷ niệm đẹp với công chúa Thái Lan. Nhân dịp sang thăm và lưu trú tại Lai Châu, vị công chúa này muốn ở trong một căn phòng khép kín có nhà tắm và nhà vệ sinh. Họ liền giao cho ông Thản vẽ sơ đồ thiết kế căn phòng này. Sau một đêm vắt óc cuối cùng ông cũng có bản thiết kế ưng ý cho công chúa. Cũng từ đây ý tưởng xây dựng khách sạn nhà nghỉ đã được manh nha hình thành.

Giữa năm 1993, Mường Thanh dưới sự tính toán thần tốc và tầm nhìn xa của người thuyền trưởng họ Lê đã được ra đời. Năm đó, khách sạn Mường Thanh Điện Biên được khánh thành đúng dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đáp ứng kịp thời cho hàng nghìn người về dự và lưu trú. Như một mũi tên lao đi đúng chiều gió, cái tên Mường Thanh mộc mạc mang theo chút hồn núi dân dã đã làm nức lòng bao du khách bốn phương. Mường Thanh “bung nở” không ngừng như bông ban trắng đúng độ khoe sắc. Với định vị nhận dạng là: “Hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ 5 sao của người Việt” hiện nay Mường Thanh là chuỗi khách sạn Tư nhân lớn nhất Đông Nam Á (gồm 54 khách sạn trải dài suốt chiều dài nước Việt và bạn Lào) đã được tổ chức Kỷ lục Đông Dương xác lập “Là cuỗi khách sạn tư nhân nhiều khách sạn nhất Đông Dương” năm 2019, và nhiều kỷ lục vô cùng ý nghĩa khác. Mường Thanh có thể tự hào vì một chặng đường đầy chông gai nhưng thành quả thì thì rất đỗi ngọt ngào này của mình.

Khi nhắc tới Mường Thanh, người ta không thể không nhắc tới một thương hiệu “xây nhà giá rẻ” trong lĩnh vực Bất động sản. Trở lại  10 năm về trước, Điện Biên được ví như một cái nôi nuôi dưỡng người tài, đã đến độ phải bứt phá ra một “đấu trường” khắc nghiệt hơn để học tập và để lớn. Sau hơn 1 thập kỷ cống hiến cho Điện Biên, năm 1996ông Lê Thanh Thản cùng đồng đội xác định mục tiêu mới, lúc này Hà Nội trở thành “miền đất hứa” mà người có tâm và có tầm lựa chọn.Trong cuộc “dời dinh” về gần với trái tin Tổ quốc, Mường Thanh vẫn luôn đảm bảo kinh doanh phát triển ở Điện Biên, đó chính là sự tri ân tình nghĩa mà chúng tôi ít thấy ở doanh nghiệp khác.

Lại nói về Hà Nội. Thời gian đầu tiến về Thành đô là những ngày đấu trí cam go nhất của người nhà Mường. Ông Hoàng Hữu Bình còn nhớ như in năm đó là 1996: Bán đảo Linh Đàm là một hồ nước lớn, lố nhố ruộng sâu, nước tù đọng, lau sậy mọc đầy, mùa mưa ngập nước dân quanh vùng chịu cảnh mùi hôi thối bốc lên vô cùng khó chịu. Nhìn cảnh đó ai dám mơ đến một ngày “phố hoa lung linh ánh đèn”?

Thế nhưng với ông chủ phố núi thì lại khác, ông quyết định đây chính là khu “đất lành” để “chim đậu”. Ông quả quyết: Bằng mọi giá ta mua một ít đất khu này.

Bằng phương châm “Dụng nhân như dụng mộc” luôn chân quý người hiền tài. Doanh nghiệp của ông đã quy tụ được rất nhiều nhân sự giỏi, trở thành những cánh tay đắc lực cho Mường Thanh trong công cuộc chinh phục. Nối tiếp nhiều công trình nhà ở, nhiều khách sạn mới ra đời là minh chứng cho sự nỗ lực không biết mệt mỏi của những chiến binh Mường Thanh. Trong những buổi tri ân, Chủ tịch lê Thanh Thản thường hay làm thơ để cổ vũ, khen ngợi và động viên tập đoàn hãy tiếp tục phát huy những việc đã làm được, làm rạng danh quê hương, xứ sở của mình. Những câu thơ như rút ruột rút gan cùng hình ảnh của một vị cha già đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho hơn 50.000 người lao động Mường Thanh trong suốt chặng đường phía trước.

 

Mường Thanh và sự tử tế trong vòng xoáy của cơn lốc

Mường Thanh quả thực rất khác biệt, nhất là cái cách họ bước qua giông tố. Người nhà Mường thay vì lên tiếng phân minh rạch ròi công tội thì họ lại chọn cách im lặng và làm tốt hơn nữa công việc của mình. Giữa bão tố người Mường Thanh chỉ biết nắm tay nhau “Chung một niềm tin” giống như những chiến binh, họ thầm quyết tâm xây dựng Mường Thanh to đẹp và vững chãi hơn.

Có lần người thuyền trưởng họ Lê từng chia sẻ: Mọi dòng sông đều uốn lượn. Uốn lượn để sống, để dài ra, để tồn tại và để đạt đến cái đích cuối cùng của cuộc đời. Mà cái đích cuối chính là “Tình người lan xa” giống như lời ca khúc nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn viết riêng tặng Mường Thanh và Chủ tịch họ Lê.

Thời gian và bão tố có thể làm phai sương mái tóc của người thuyền trường ấy, nhưng điều làm ông lo lắng chính là những người dân. Ông thường nói: “Tội đến đâu doanh nghiệp chúng tôi xin chịu hết, chỉ cần giải quyết được bức xúc của người dân để họ yên tâm sống và làm việc thì chúng tôi cố gắng làm. Phần tôi, ai nói gì tôi cũng xin nghe”. Phong cách “lão điếu cày chân thật” của ông cũng dần dần được người dân thấu hiểu.

Trong loạt bài viết đã đăng tảinhà báo, đại tá Nguyễn Hòa Văn từng đưa ra nhận xét: Ông Lê Thanh Thản và tập đoàn Mường Thanh đã làm được việc lớn. Hàng vạn người nghèo có nhà ở từ các dự án cho người thu nhập thấp mà họ đầu tư. Xét về góc độ an sinh xã hội đã góp phần giảm nghèo. Lẽ ra tập đoàn Mường Thanh xứng đáng được hưởng những ưu đãi khi doanh nghiệp này làm thay việc của cơ quan chức năng.

Nhà báo Hồ Bất Khuất có tổng hợp và nhận định rằng: Rất nhiều ý kiến cho rằngông Thản đáng được phong Anh hùng vì ông tạo ra cho xã hội, cho đất nước rất nhiều tài sản; ông còn tạo ra công ăn, việc làm cho hàng chục ngàn người; và nữa, nhờ có ông Thản mà hàng ngàn người thu nhập thấp có nhà để ở.

Trên các trang mạng Xã hội, đông đảo người dân bày tỏ sự yêu kính dành cho ông Thản khi có lệnh khởi tố. Cụm từ “Biết ơn bác Thản” cũng xuất hiện trong nhiều comment của mọi người. Quả thật, sau những biến cố người ta mới nhận ra được giá trị đích thực của “tình người”. Giống như đại tá Hòa Văn từng nói: “Chuyện vi phạm pháp luật là chuyện của công dân với những quy định của nhà nước, còn chuyện đạo lý lại là chuyện nhân văn của một dân tộc ngàn năm văn hiến”. Sau tất cả thì ở một góc nhìn nào đó Mường Thanh hôm nay nhận lại được nhiều hơn sự tổn thương. Đó chính là cái tình mà chẳng có luật lệ hay tiền của nào mua được.

Trong cuốn “Đối thoại cùng người nổi tiếng” của thiếu tướng nhà văn Nguyễn Hồng Thái có viết: “Mường Thanh chủ trương xây trường học và bệnh viện trước khi xây khách sạn” ông cũng nhắc tới triết lý kinh doanh của tập đoàn này chính là “Tạo cơn mưa mọi người cùng hưởng” Chẳng thế mà có một lần nhà văn Nguyễn Hồng Thái đem nỗi băn khoăn của mình hỏi ông: Những khách sạn như ở Lý Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ đều là những tỉnh khó khăn, hay việc xây dựng Khu sinh Thái Diễn Lâm tất cả những cái đó biết chừng nào mới có lãi?”  Ông thủng thẳng nói: “Lãi chi chú? Thì mình cho họ cái cần câu, tự câu mà ăn. Không kiếm được thì nghỉ khỏe!”

Mặc dù ông dặn dò “quân” của mình rằng: “Đã đi làm từ thiện thì đừng có khoe ra làm chi, mất cái lòng thảo”. Thế nhưng những Bệnh viện Phủ Diễn, trường THPT Nguyễn Du, khu sinh thái Mường Thanh Safari Land, Chùa Lâm Hà, Nhà văn hóa, đài tưởng niệm liệt sỹ, đường xá… Sẽ mãi là minh chứng cho sự cống hiến của người con Diễm Châu. Tuyệt nhiên không có tên của ông trong bất cứ công trình nào, nhưng người dân vẫn cứ quen gọi “Trường ông Thản”,“bệnh viện ông Thản”,“đường ông Thản”… Còn nhiều, rất nhiều những việc thiện nguyện thông qua các chương trình như Chủ Nhật Đỏ, hỗ trợ học bổng cho học sinh, xây nhà cho người nghèo cho đến những mảnh đời bất hạnh mà vị chủ tịch này gặp trên đường đời, ông đều giúp đỡ. Nhà văn Hoàng Chỉnh trong cuốn “Than Hồng Nhen nên lửa” nhận xét: “Phải chăng đấy là biểu hiện Phật tính trong anh”.

Thiết nghĩ một tập đoàn dưới sự lãnh đạo của một vị Chủ tịch lòng đầy bao dung như ông Lê Thanh Thản thì con thuyền ra biển lớn của họ chắc chắn thành công. Trong mọi hoàn cảnh, chúng tôi luôn thấy được sự quyết tâm cao độ. Từng người truyền cảm hứng cho nhau thắp sáng ngọn đuốc của Mường Thanh rực sáng.

Nhìn lại hành trình 30 năm cánh chim Đại Bàng Mường Thanh cất cánh để vươn tới ngọn núi cao phóng tầm mắt nhìn thấy vạn vậy xung quanh. Quả thật cánh chim ấy đã đối mặt với bao nhiêu chông gai không phải ai cũng làm được thì họ lại làm được. Cũng như mùa xuân năm nay, Đại Bàng Mường Thanh vẫn kiêu hãnh vút lên không trung và ca câu hát tự hào.

Chào tạm biệt một năm đã qua, chúng tôi những người thực hiện trang viết này xin kính chúc Tập đoàn Mường Thanh sẽ luôn thành công với thương hiệu tiên phong của người Việt, vì người Việt. Đó là sứ mệnh không chỉ của riêng tập đoàn này mà còn là trách nhiệm chung của mỗi người dân đất Việt hôm nay.

Nhóm phóng viên KT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN