Thanh Hóa nâng cao nhận thức, thúc đẩy thực hiện bảo hộ quyền sở hữu

15:18 | 25/12/2023

DNTH: Nhằm nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ, những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Thanh Hóa đã chủ động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của các địa phương, viện, trường, doanh nghiệp để hướng dẫn triển khai thực hiện bảo hộ quyền sở hữu, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tạo dựng, phát triển các tài sản trí tuệ của tỉnh.

z4871172725666-f2786567b4fb1d7d90c0476e261d6ba8-1699707637
Sản phẩm Muối mắc khén Mường Đeng được giới thiệu, bày bán tại Phiên chợ vùng cao tỉnh Thanh Hóa năm 2023.

Từ năm 2016 đến nay, Sở KH&CN phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu với UBND tỉnh ban hành hệ thống các văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, gắn với hoạt động sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ.

Trong đó, nhiều nghị quyết, quyết định quan trọng góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tạo dựng, phát triển các tài sản trí tuệ của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025, như: Quyết định số 4408/QĐ-UBND, ngày 05/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 20/2021/NQ-HĐND, ngày 17/07/2021 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2025...

Triển khai các đề án, chính sách hỗ trợ hoạt động sở hữu trí tuệ nói trên, ngành KH&CN đã chủ trì, phối hợp tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ thông qua các cuộc hội thảo, hội nghị, tập huấn và trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu đặc sản tỉnh; hàng năm các địa phương đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tích cực đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quyền sở hữu trí tuệ để quản lý và quảng bá thương hiệu đặc sản nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm.

Hiện nay, toàn tỉnh đã triển khai hướng dẫn 310 tổ chức, cá nhân (450 lượt hướng dẫn) về quyền sở hữu trí tuệ; có trên 30 sản phẩm truyền thống được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quyền sở hữu trí tuệ như: Mắm tôm Hậu Lộc, cói Nga Sơn, bưởi Luận Văn và quế ngọc Thường Xuân; nước mắm Do Xuyên - Ba Làng, nước mắm Khúc Phụ, bánh gai Tứ Trụ, kẹo nhãn Lang Chánh, chè lam Phủ Quảng, mắm tép Hà Yên, tương Làng Ái... đây là những kết quả rất đáng khích lệ, tạo tiền đề để phát triển sản phẩm truyền thống của các địa phương trên cơ sở có thương hiệu, có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Qua đó, đã tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; thúc đẩy sáng tạo, tăng cường bảo hộ và ứng dụng các kết quả nghiên cứu sáng tạo của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Nhiều đơn vị đã ứng dụng các kết quả nghiên cứu sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, thành lập doanh nghiệp KH&CN, qua đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của tỉnh thông qua việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ.

Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa hướng tới mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 40 sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù, sản phẩm làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ thông qua triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; 1 nhiệm vụ KH&CN về triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ; 100% các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được tuyên truyền nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ và hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; hỗ trợ khai thác, áp dụng thực tiễn cho ít nhất 2 sáng chế/giải pháp hữu ích, 2 chỉ dẫn địa lý; hình thành ít nhất 1 tổ chức dịch vụ sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh...

Để sở hữu trí tuệ thực sự trở thành động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm, đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, Sở KH&CN tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ.

Phối hợp với Cục sở hữu trí tuệ, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo về nâng cao kiến thức sở hữu trí tuệ cho các cán bộ quản lý cấp tỉnh, cấp huyện, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, khai thác và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, tập thể là chủ sở hữu, chủ thể quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số.

Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày nay, những yêu cầu về kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao. Vì thế, việc đăng ký bảo hộ cũng như phát triển nhãn hiệu đã được bảo hộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi sản phẩm khi cung ứng ra thị trường. Có được thương hiệu đã khó, giữ được thương hiệu còn khó hơn.

Do vậy, việc bảo vệ phát triển các nhãn hiệu tập thể đã được đăng ký sở hữu trí tuệ cần tiếp tục có sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành và người dân trong thời gian tới.

Theo Thương hiệu Công luận

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

FedEx nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mỹ

DNTH: Tăng khả năng tiếp cận giúp các nhà xuất khẩu địa phương kết nối hiệu quả hơn với thị trường Mỹ.

Đài Loan, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều phân bón Việt Nam

DNTH: Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 601 nghìn tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 20,2% về lượng, tăng 8,5% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Thị trường ớt: Dư địa còn rất lớn

DNTH: Xuất khẩu ớt của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội tại các thị trường khó tính như Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên, diện tích canh tác còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều và áp lực cạnh tranh từ các...

Tuổi trẻ Gia Lai và khát vọng cà phê vươn tầm quốc tế

DNTH: Sáng 9/4, tại TP. Pleiku đã diễn ra buổi công bố Lễ hội Cà phê Gia Lai 2025 - Gia Lai Coffee Festival 2025, với chủ đề “Cà phê Gia Lai từ địa phương ra quốc tế”.

LocknLock khẳng định uy tín với giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương

DNTH: LocknLock, thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu đến từ Hàn Quốc vừa được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu Tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương năm 2025.

LocknLock ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra

DNTH: Thương hiệu gia dụng toàn cầu LocknLock đã ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra, một công ty con chủ chốt của Tập đoàn CP - tập đoàn lớn nhất Thái Lan, nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường châu Á và các khu vực khác.

XEM THÊM TIN