Tình người sau bão lũ: Những “phi vụ giải cứu” hàng trăm tỷ đồng
08:53 | 17/09/2024
DNTH: Khoảng 1.000 tấn cá lồng đã được người dân Hải Dương “giải cứu” thành công. Tổng hợp sơ bộ từ MTTQ huyện Nam Sách, ước tính tổng thiệt hại do bão số 3 trên toàn địa bàn huyện là hơn 698,89 tỷ đồng.
Hải Dương tiêu thụ hàng nghìn tấn cá lồng
Chiều 13/9/2024, thành phố Hà Nội đã có lệnh rút báo động lũ do mực nước sông Hồng đã xuống dưới báo động 1. Tuy nhiên, ở những nhánh phụ của sông Hồng như sông Cà Lồ, sông Thái Bình, sông Cầu… bà con nông dân vẫn đang chịu những thiệt hại hết sức nặng nề do bão gây ra.
Trên nhánh khu vực sông Thái Bình và sông Kinh Thầy chảy qua, huyện Nam Sách được coi là vựa cá lồng lớn nhất khu vực miền Bắc. Do ảnh hưởng của bão số 3, nước lũ dâng cao kéo theo bùn đất, cành cây, rác thải… làm rách lưới của lồng cá khiến cá thoát ra ngoài, nguy cơ thất thoát lượng lớn cá lồng. Các lồng cá có hiện tượng bị chìm, trôi và bục, nguy cơ chết nhiều cá.
Tổng hợp sơ bộ từ MTTQ huyện Nam Sách, ước tính tổng thiệt hại do bão số 3 trên toàn địa bàn huyện là hơn 698,89 tỷ đồng. Đặc biệt, có 144 lồng cá bị trôi, chìm thiệt hại hoàn toàn; 2.656 lồng bị thiệt hại từ 30%-50%. Ước giá trị thiệt hại của cá lồng là 337,6 tỷ đồng.

Người dân Hải Dương hỗ trợ "giải cứu" hàng nghìn tấn cá lồng (Ảnh: NVCC).
Cùng với cá lồng, MTTQ huyện Nam Sách đã phối hợp cùng nhiều đoàn thể để "giải cứu" nông thủy sản trên địa bàn huyện.
Trao đổi với Người Đưa Tin, chị Phương Nga - Phó Chủ tịch MTTQ huyện Nam Sách chia sẻ khi chứng kiến nhiều hộ dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, nhất là các hộ nuôi cá lồng trên sông, nhiều hộ có nguy cơ mất trắng... chị đã cùng với các đoàn thể chính trị - xã hội huyện kết nối với các hộ nuôi cá để chung tay chia sẻ, hỗ trợ công tác “giải cứu” cá lồng ở mức cao nhất có thể.
Kể về kỷ niệm đáng nhớ, chị Nga bồi hồi nhắc lại: “Có hôm cá được chở về điểm tập kết muộn, gần 11h trưa với số lượng là 1 tấn cá. Đến hơn 12h còn khoảng hơn 3 tạ khiến anh chị em rất lo lắng.
Trả lại thì không đành mà để cá đến chiều thì bị hỏng. Cuối cùng, mọi người tìm ra giải pháp là hỗ trợ làm sạch trực tiếp và bán cá. Tất cả thành viên trong nhóm giải cứu tuyên truyền, kêu gọi trên các trang Zalo, Facebook cá nhân để bán. Rất may chỉ sau 1 tiếng, cả nhóm giải cứu được hết số cá”.

Chị Phương Nga - Phó Chủ tịch MTTQ huyện Nam Sách chia sẻ kỷ niệm khi "giải cứu" cá lồng.
Cho đến hiện tại, các hoạt động "giải cứu" ở toàn huyện vẫn đang được nhiều đơn vị, đoàn thể và doanh nghiệp khác nhau. Theo đó, khoảng 1.000 tấn cá lồng đã được người dân Hải Dương “giải cứu” thành công. Hơn ai hết, họ là những người hiểu rõ nhất sự mất mát, những tổn thất nặng nề của người Nam Sách trên chính mảnh đất "ruột thịt".
Giá bán cá dao động từ 25 – 35.000đ/kg, chỉ bằng 1/3 so với bình thường. Chủ yếu là cá trắm và chép giòn. Có người 1 con cá, có người 5-7 con… cứ thế mà hàng nghìn tấn cá được tiêu thụ hết. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, tình người vẫn “nảy nở” và đẹp đẽ như vậy.
8000 con lợn được “giải cứu” tại Sóc Sơn
Trên mạng xã hội gần đây, video phát trực tiếp về việc “giải cứu” đàn lợn của chủ tài khoản Facebook Tiến Thịnh tại xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn đã nhận được hàng chục nghìn lượt chia sẻ. Dưới phần bình luận, hàng nghìn tài khoản bày tỏ xót xa và ngỏ ý hỗ trợ "giải cứu" đàn lợn của bà con nông dân.
Cũng là người dân tại xã Bắc Sơn, anh Thịnh chia sẻ mỗi trại lợn ở địa bàn có khoảng 1.000 con, riêng 3 trại lớn nhất bị ngập úng có số lượng khoảng 13.000 con.
Theo đó, mấy ngày ngập sâu vừa rồi, chủ các trang trại cùng bà con nông dân, đoàn thể và tình nguyện đã tập trung cho các đàn lợn lên đồi tránh lũ. Để giảm bớt thiệt hại, các hộ gia đình chăn nuôi đã phải bán bớt số lợn hiện tại, ước tính khoảng 8.000 con đã được cho thương lái và người dân lân cận.
“3 xe trung chuyển của tôi luôn hoạt động 24/24 và hỗ trợ bà con bán được khoảng 2.000 con lợn. Ngoài ra, tôi cũng thuê thuyền xuồng, calo để vận chuyển giúp người dân. Sau đợt nhập lũ vừa rồi, bà con nhân dân đã bị thiệt hại nặng nề về kinh tế nhưng mọi người vẫn cố gắng khắc phục lại những mất mát đã qua”, chủ tài khoản Facebook Tiến Thịnh chia sẻ.
Ước tính tổng thiệt hại từ các trang trại của các chủ trại khoảng mấy chục tỷ đồng, anh Đô - 1 trong 3 chủ trại lớn nhất cũng đã chia sẻ: “Hiện tại, điều quan trọng nhất vẫn là con người, còn người là còn của. Sau trận lụt này, tôi sẽ cố gắng chăm sóc những đàn lợn còn lại cho tốt để có thể bán với giá cao hơn. Hy vọng chính quyền địa phương cùng các nhà đầu tư sẽ có giải pháp hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn này”.
Dù là người chịu thiệt hại nặng nề nhất, ý chí và niềm hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn của chủ trại chính là thứ không thể dập tắt. Bằng sự hỗ trợ của người dân cũng như các đoàn thể, chính quyền địa phương, hy vọng bà con miền Bắc sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và sớm ổn định lại cuộc sống.
Theo Người đưa tin
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/tinh-nguoi-sau-bao-lu-nhung-phi-vu-giai-cuu-hang-tram-ty-dong-204240916193311038.htm
Cùng chuyên mục
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
DNTH: Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) ngày 18/3/2025 đã có văn bản đề xuất xin phá dỡ công trình “Hàm cá mập” tại số 7 Đinh Tiên Hoàng (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hình thức không...

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
DNTH: Sáng nay, ngày 4/4/2025 tại Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, TP. Thanh Hóa, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc...

Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
DNTH: Khi nhắc đến Interlaken (Thụy Sĩ), nhiều người thường nghĩ đến những cảnh quan tuyệt đẹp của dãy Alps và hồ nước trong vắt. Đây là một thị trấn nằm ở khu vực trung tâm của Thụy Sĩ, thuộc bang Bern.

Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
DNTH: Cơ quan khí tượng dự báo, trong giai đoạn giao mùa (tháng 4) dễ xuất hiện dông lốc, mưa đá, nhất là ở khu vực vùng núi và ven biển.

Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
DNTH: Thị trường tã, bỉm cho trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ...

Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
DNTH: Đối với nhiều em bé, uống sữa là một điều hiển nhiên – một thói quen mỗi sáng trước khi đến lớp, một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ. Nhưng với nhiều em nhỏ tại Khánh Hòa, việc uống sữa lại trở thành một điều xa xỉ....
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...