Tổng giám đốc cùng hàng loạt lãnh đạo của Go-Viet từ chức

20:30 | 03/04/2019

DNTH: Công ty Go-Viet xác nhận ông Nguyễn Vũ Đức và bà Nguyễn Bảo Linh chính thức rời vị trí Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc, trở thành cố vấn của công ty.

Theo phát ngôn từ phía Go-Việt chiều 29/3, ông Nguyễn Vũ Đức không còn là tổng giám đốc của công ty. Đồng thời, bà Nguyễn Bảo Linh cũng rời khỏi vị trí phó tổng giám đốc phụ trách phát triển. 

Mặc dù rời vị trí điều hành nhưng ông Nguyễn Vũ Đức và bà Nguyễn Bảo Linh vẫn sẽ cố vấn cho Go-Viet, Go-Jek và tiếp tục làm việc tại Việt Nam.

Ngoài ông Đức và bà Linh còn 2 thành viên ban lãnh đạo gồm ông Phùng Tuấn Đức - COO và ông Hùng Võ- giám đốc marketing.

Với sự thay đổi này, những thành viên còn lại của ban lãnh đạo sẽ đảm nhận việc quản lý các hoạt động hàng ngày của công ty. Ông Phùng Tuấn Đức - Giám đốc điều hành Go-Viet cho biết sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với ông Đức và bà Linh để tiếp tục đưa nền tảng này phát triển.

Tổng giám đốc cùng hàng loạt lãnh đạo của Go-Viet từ chức

Ông Nguyễn Vũ Đức.

Trước đó, Deal Street Asia cho biết, thông tin CEO Nguyễn Vũ Đức và một giám đốc cấp cao khác của Go-Viet từ chức đã được công bố trong nội bộ công ty tuần này. Theo trang tin này, hai nhân sự cấp cao khi từ chức còn yêu cầu được bồi hoàn số tiền lên đến 800.000 USD. Tuy nhiên, Go-Viet không bình luận về thông tin này.

Ông Nguyễn Vũ Đức tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Harvard (Mỹ) và từng tham gia triển khai Uber tại Việt Nam (2014).
Ông Đức giữ vị trí CEO Go-Viet từ tháng 2/2018. Trước đó, ông từng làm việc tại Ngân hàng TMCĐầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) qua nhiều vị trí như định chế tài chính, bán lẻ, điện tử.

Từ 2015 đến 2018, ông Đức thành lập công ty TDC - nền tảng công nghệ chuyển tiền qua điện thoại di động và Facebook, và cũng là người góp phần triển khai Uber tại Việt Nam vào mùa hè 2014.

Trên chương trình "Cafe khởi nghiệp", vị CEO của Go-Viet từng chia sẻ, Go-Viet lấy cảm hứng từ thành công của Go-Jek - startup kỳ lân ở Indonesia, để  tạo ra giá trị xã hội nhờ công nghệ. CEO Go-Viet khẳng định, công ty là thương hiệu Việt, do người Việt làm chủ.

Để sớm định vị trên thị trường, ban điều hành Go-Viet "bắt tay" Go-Jek - đối tác chiến lược để học hỏi công nghệ tiên tiến, tăng nguồn lực tài chính. Dựa trên sản phẩm Go-Jek, họ chỉnh sửa phù hợp với thị trường Việt Nam.

Ra mắt khi "ông lớn" Uber thất bại trong cuộc chiến Đông Nam Á, ông Đức nhấn mạnh vai trò thấu hiểu thị trường của nhà lãnh đạo bản địa: "Người điều hành là người địa phương mới nắm bắt rõ nhu cầu thị trường. Uber rút khỏi đây nhưng nhu cầu sử dụng của khách hàng vẫn lớn. Một trong những lợi thế để Grab áp đảo ở Việt Nam là dịch vụ gọi xe máy. Vì vậy, doanh nghiệp nên cởi mở tiếp nhận thành tựu thế giới và áp dụng vào thực tế ở địa phương".

Chính thức triển khai tại thị trường Việt Nam từ tháng 8/2018, Go-Viet đã triển khai hàng loạt chương trình khuyến mãi cho khách hàng và chính sách thưởng cho tài xế trong cuộc đua đốt tiền giành thị phần.

Ông Đức và bà Linh từ chức trong bối cảnh Go-Viet vẫn giậm chân tại chỗ trong nhiều tháng qua với 3 dịch vụ là gọi xe hai bánh, gọi thức ăn và giao hàng. Từ đầu tháng này, công ty bắt đầu tăng chiết khấu lên mức 20% khiến cho loạt tài xế lo lắng và một số đã nghỉ chạy đầu quân cho ứng dụng khác. Họ cũng siết các chính sách dựa trên hiệu quả của tài xế và cho điểm lái xe. Một tài xế Go- Viet bình luận: "Thu chiết khấu như này thì bằng với Grab, trong khi giá cước lại rẻ hơn, chúng tôi lấy gì mà đổ xăng?". Một số người thì cho rằng việc Go-Viet thu phí là chuyện sớm muộn và tin rằng Go-Viet sẽ có những chính sách để có thể cạnh tranh với Grab.

Minh Anh (Tiêu dùng TH)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN