TP.HCM: Người dân quận 2 đề xuất nhiều tên mới cho TP.Thủ Đức

09:55 | 06/10/2020

DNTH: Trong hơn 72.100 cử tri quận 2 đi bỏ phiếu, có gần 14.600 cử tri không đồng ý đặt tên thành phố Thủ Đức.

tm-img-alt

Người dân quận 2 đề xuất các tên như thành phố Đông, thành phố Thủ Đức Mới, thành phố Sài Gòn cho thành phố Thủ Đức. (Ảnh: Internet)

Theo kết quả lấy ý kiến cử tri về việc lập đơn vị hành chính mới tại TP.HCM, trong hơn 72.100 cử tri quận 2 đi bỏ phiếu, có gần 14.600 cử tri không đồng ý đặt tên thành phố Thủ Đức cho đơn vị hành chính sáp nhập từ quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.

Số cử tri không đồng ý của quận 2 chiếm tỉ lệ 20,34% tổng số cử tri trên toàn quận 2, cao nhất trong ba quận (quận 9: 3,19%, quận Thủ Đức: 1,15%).

Thông tin từ UBND quận 2 cho biết, có 194 cử tri có ý kiến khác về tên gọi cho đơn vị hành chính mới. Những tên gọi khác được người dân đề xuất nhiều là: thành phố Đông, thành phố Thủ Đức Mới, thành phố Sài Gòn...

Bà con phường An Phú đề xuất các tên như thành phố Thủ Thiêm, thành phố Sài Gòn Gia Định hoặc thành phố Đông Sài Gòn…

Như vậy, tổng ba quận có hơn 400.00 cử tri cho ý kiến thì có hơn 21.300 cử tri không đồng ý với tên gọi thành phố Thủ Đức, hơn 1.800 ý kiến khác cho tên gọi của đơn vị hành chính mới.

Tên gọi Thủ Đức bắt nguồn từ tên hiệu "Thủ Đức" của ông Tạ Dương Minh – người có công lao với vùng đất này trong giai đoạn 1679-1725. Trải qua nhiều lần tách nhập, sau 1975 huyện Thủ Đức bao gồm cả quận 2 và 9, đến năm 1997 mới thành 3 quận như bây giờ, theo Nghị quyết 03 của Chính phủ.

Tại hội nghị Thành ủy lần 43 hôm 25/7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, tên gọi thành phố mới sẽ được thống nhất sau khi đề án được Quốc hội thông qua. Trong thời gian chờ đợi, thành phố tạm lấy tên là thành phố Thủ Đức.

Theo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đã được Bộ Nội vụ thống nhất, ba quận 2, 9 và Thủ Đức sẽ sáp nhập, hình thành nên thành phố trực thuộc TP.HCM, dù 3 quận này không thuộc diện sắp xếp theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thành phố Thủ Đức sau khi sáp nhập rộng gần 212 km2, hơn một triệu người, kỳ vọng trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển TP.HCM và Đông Nam Bộ.

Nhật Hạ

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng

DNTH: Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ Toàn Cầu (Công ty Toàn Cầu) ngày 18/3/2025 đã có văn bản đề xuất xin phá dỡ công trình “Hàm cá mập” tại số 7 Đinh Tiên Hoàng (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hình thức không...

Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"

DNTH: Sáng nay, ngày 4/4/2025 tại Khu du lịch sinh thái Linh Kỳ Mộc, TP. Thanh Hóa, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc...

Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ

DNTH: Khi nhắc đến Interlaken (Thụy Sĩ), nhiều người thường nghĩ đến những cảnh quan tuyệt đẹp của dãy Alps và hồ nước trong vắt. Đây là một thị trấn nằm ở khu vực trung tâm của Thụy Sĩ, thuộc bang Bern.

Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều

DNTH: Cơ quan khí tượng dự báo, trong giai đoạn giao mùa (tháng 4) dễ xuất hiện dông lốc, mưa đá, nhất là ở khu vực vùng núi và ven biển.

Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

DNTH: Thị trường tã, bỉm cho trẻ em tại Việt Nam đang chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều các sản phẩm gắn mác "nhập khẩu". Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hoa mỹ về "bỉm Hàn, Nhật cao cấp" là những chiêu trò mập mờ...

Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa

DNTH: Đối với nhiều em bé, uống sữa là một điều hiển nhiên – một thói quen mỗi sáng trước khi đến lớp, một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ. Nhưng với nhiều em nhỏ tại Khánh Hòa, việc uống sữa lại trở thành một điều xa xỉ....

XEM THÊM TIN