Từ vụ Asanzo đến sản phẩm Bphone "Made in Việt Nam" bị "ném đá"
20:37 | 29/07/2019
DNTH: Câu chuyện về xuất xứ hàng hoá tại Tập đoàn Asanzo của ông Phạm Văn Tam khiến không ít người tiêu dùng thêm hoài nghi về sản phẩm "Made in Việt Nam". Thực tế, đây không phải là sản phẩm bị người tiêu dùng hoài nghi, trước đó, sản phẩm "Made in Việt Nam" như Bphone của ông Nguyễn Tử Quảng cũng bị không ít người tiêu dùng "ném đá" khi ra mắt.
CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng và chiếc điện thoại BPhone. (Ảnh minh hoạ)
"Một cuộc chiến trường kỳ và đáng làm", đó là lời nhận xét của CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng khi nhớ lại về hành trình sản xuất BPhone của BKAV. Theo ông Nguyễn Tử Quảng, đó là hành trình vượt lên định kiến của xã hội, giới hạn lòng tin rằng Việt Nam không thể sản xuất những sản phẩm công nghệ để cạnh tranh ra thế giới.
Câu chuyện nêu trên xuất hiện trong chương trình Cất cánh, với chủ đề "Cứ đi rồi sẽ đến", phát sóng trên kênh VTV1 tối 24/2/2019.
Trước đó, từng có một giai đoạn, các thương hiệu điện thoại Việt tiếp nối nhau ra đời, những thương hiệu này do người Việt làm chủ, đầu tư và mang thương hiệu Việt.
Trong hai năm 2009 - 2010, có ít nhất 10 doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh điện thoại di động với thương hiệu riêng. Thậm chí, doanh nghiệp lớn trong ngành công nghệ - viễn thông là Viettel, FPT và BKAV đều đã tham gia vào thị trường điện thoại di động nội địa.
Những cái tên như Q-Mobile, HK-Phone, F-Mobile, Avivo từng “làm mưa làm gió” trên thị trường điện thoại phân khúc bình dân và dành cho người thu nhập khá.
Nhưng trải qua thời gian, những thương hiệu điện thoại Việt nêu trên, phần lớn không đạt được thành công như mong đợi, rồi dần biến mất trong tâm trí của người tiêu dùng Việt Nam. MobiiStar là một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, khi hãng gia nhập thị trường Ấn Độ vào năm 2018 và gặt hái được kết quả nhất định. Tuy nhiên đến giữa năm nay, Mobiistar đã rút khỏi thị trường này.
Trở lại với sản phẩm BPhone, trong một vài lần trò chuyện với người viết, CEO Nguyễn Tử Quảng bảo, dù lường trước khó khăn khi ra mắt sản phẩm, song bản thân ông cũng không ngờ mình bị "ném đá" nhiều thế. Đến nỗi, ông Quảng bị stress trong 1 năm. Đây cũng là nguyên nhân bản Bphone tiếp theo phải sau 2 năm mới tiếp tục ra mắt.
Đặt biệt, sau khi hai mẫu điện thoại Bphone 1 và Bphone 2 ra mắt, với những phát ngôn gắn với từ "chất" và "tuyệt vời", nhưng không đạt được thành công về doanh thu, biệt danh Quảng “nổ” dường như đã gắn chặt với CEO Nguyễn Tử Quảng, dù theo ông, cụm từ "Thật tuyệt vời", "Thật không thể tin nổi" là những cảm xúc tận đáy lòng phát ra từ sự kìm nén của bản thân trong 6 năm, nó không có trong kịch bản của chương trình ra mắt BPhone. Mà là sự tổng hợp của sự tự hào cá nhân và lớn hơn nữa là sự khẳng định người Việt Nam có thể sản xuất những sản phẩm công nghệ hàng đầu thế giới để cạnh tranh với các tập đoàn công nghệ hàng đầu.
Theo CEO Nguyễn Tử Quảng, nếu định kiến Việt Nam là nước chưa phát triển thì không thể cạnh tranh với các nước hàng đầu. Đặc biệt, đây là định kiến của cả một xã hội thì không thể thay đổi một sớm một chiều mà phải là một công việc trường kỳ.
"Việt Nam cần xóa bỏ định kiến là người Việt không thể làm ra những sản phẩm cạnh tranh với những nước hàng đầu. Kết quả 10 năm qua BKAV đã là ví dụ điển hình. Và chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến trường kỳ này", vị CEO Nguyễn Tử Quảng khẳng định.
Theo ông Quảng, nếu cả đất nước cùng thúc đẩy, ủng hộ các doanh nghiệp như thì Việt Nam chỉ cần 50 doanh nghiệp mũi nhọn là đã đủ sức cạnh tranh thẳng với những tập đoàn hàng đầu trên thế giới.
Nhìn nhận cơ hội lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại cho Việt Nam, ông Quảng đưa ra một ví dụ điển hình là Hàn Quốc, dù không tham gia các cuộc cách mạng công nghiệp lần 1, lần 2 và mới bắt đầu với cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 nhưng đã có sự phát triển thần kỳ, trở thành cường quốc.
"Đứng sau tất cả các cuộc cách mạng công nghiệp trước tiên là cuộc cách mạng về tư duy và xóa bỏ định kiến. Nếu thay đổi định kiến, trong 10 năm tới Việt Nam có thể phát triển bùng nổ, cất cánh và trong 15 năm tiếp theo có thể trở thành cường quốc về công nghệ", CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng khẳng định.
Sau sự xuất hiện và biến mất của các dòng điện thoại thương hiệu Việt trên thị trường, tháng 6/2018, Tập đoàn Vingroup đã tuyên bố sản xuất smartphone với thương hiệu Vsmart. Sau 6 tháng, công ty ra mắt thị trường bốn chiếc điện thoại có giá từ 2,5-6,3 triệu đồng. Sau đó, các nhà đầu tư tiếp tục được chứng kiến những nỗ lực tham gia vào thị trường châu Âu của Vinsmart. Sau khi ra mắt ở Tây Ban Nha, VinSmart đã tìm hướng mở rộng sang Đức, Bồ Đào Nha và Pháp. Công ty con của Vingroup đặt mục tiêu trở thành thương hiệu điện thoại thông minh đầu tiên của Việt Nam được công nhận trên toàn cầu. Công nghệ của VinSmart được phát triển trên nền tảng tiêu chuẩn cao của châu Âu. Hầu hết các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất các thiết bị điện tử thông minh từ thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm đến sản xuất do công ty công nghệ hàng đầu Tây Ban Nha là BQ phát triển. Song việc mở rộng hoạt động và địa điểm kinh doanh một cách nhanh chóng của VinSmart được dự báo sẽ vấp phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh, đang kiểm soát phần lớn thị phần. Nếu như thành công, VinSmart có thể củng cố vị thế của Việt Nam trên thị trường smartphone thế giới. |
Theo Dân Việt
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng /
- asanzo /
- phạm văn tam /
- Make in VietNam /
- Bkav /
- Nguyễn Tử Quảng /
- thương hiệu Việt /
- VinSmart /
- Bphone /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

FedEx nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mỹ
DNTH: Tăng khả năng tiếp cận giúp các nhà xuất khẩu địa phương kết nối hiệu quả hơn với thị trường Mỹ.

Đài Loan, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều phân bón Việt Nam
DNTH: Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 601 nghìn tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 20,2% về lượng, tăng 8,5% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Thị trường ớt: Dư địa còn rất lớn
DNTH: Xuất khẩu ớt của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội tại các thị trường khó tính như Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên, diện tích canh tác còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều và áp lực cạnh tranh từ các...
Tuổi trẻ Gia Lai và khát vọng cà phê vươn tầm quốc tế
DNTH: Sáng 9/4, tại TP. Pleiku đã diễn ra buổi công bố Lễ hội Cà phê Gia Lai 2025 - Gia Lai Coffee Festival 2025, với chủ đề “Cà phê Gia Lai từ địa phương ra quốc tế”.

LocknLock khẳng định uy tín với giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương
DNTH: LocknLock, thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu đến từ Hàn Quốc vừa được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu Tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương năm 2025.

LocknLock ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra
DNTH: Thương hiệu gia dụng toàn cầu LocknLock đã ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra, một công ty con chủ chốt của Tập đoàn CP - tập đoàn lớn nhất Thái Lan, nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường châu Á và các khu vực khác.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...