Vụ Grab mua lại Uber có thể ảnh hưởng cạnh tranh quốc gia

20:37 | 24/05/2018

DNTH: Đại biểu Quốc hội lo sẽ có hành vi tập trung kinh tế tương tự vụ Grab mua Uber nếu không đủ cơ sở xử lý.

Chiều 24/5, Quốc hội thảo luận tại nghị trường về dự Luật Cạnh tranh. Nhắc tới vụ Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á, đại biểu Phạm Quang Thanh nói, vụ mua bán này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cạnh tranh, quyền lợi người tiêu dùng, tài xế Việt. Đây là vụ việc điển hình mua bán sáp nhập, tập trung kinh tế thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cạnh tranh thị trường trong nước. 

Ông lo ngại, nếu không có cơ sở pháp lý để xử lý, những hành vi tương tự sẽ xảy ra trong tương lai. Cơ quan chức năng khó có thể can thiệp để đảm bảo môi trường cạnh tranh quốc gia lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh công nghiệp 4.0 lan rộng. 

Ông Phạm Quang Thanh - đại biểu Quốc hội Hà Nội. Ảnh: QH

Ông Phạm Quang Thanh - đại biểu Quốc hội Hà Nội. Ảnh: QH

Trấn an đại biểu Thanh, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh trong phần giải trình sau đó cho biết, dự luật có nhiều điểm sửa đổi phù hợp với xu thế hội nhập. Một trong số đó là mở rộng phạm vi điều chỉnh các hành vi cạnh tranh ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng gây tác động hoặc có khả năng tác động trong nước. Dự luật cũng đưa ra điều khoản cho phép Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia thực thi các nhiệm vụ thông qua khuôn khổ hợp tác quốc tế, các diễn đàn quốc tế như ASEAN, APEC, AXEM…

"Các hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế được mở rộng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam sẽ nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh hiệu quả hơn cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế hoạt động tại Việt Nam nhưng chịu sự tác động về những hành vi phản cạnh tranh hoặc hạn chế cạnh tranh từ bên ngoài", ông Tuấn Anh khẳng định. Mặt khác, việc mở rộng này cũng tạo hành lang pháp lý để điều tra, xử lý toàn diện hành vi cạnh tranh dù xảy ra ở đâu.

Trước đó, cuối tháng 3, Grab đã công bố mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Grab tiếp nhận mảng dịch vụ chia sẻ xe (ridesharing) và vận chuyển thực phẩm trong khu vực Đông Nam Á vào hệ thống vận tải đa phương tiện và nền tảng công nghệ của Grab (multi-modal transportation and fintech platform). Đổi lại, Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% tổng số cổ phần của Grab.

Sau quá trình điều tra sơ bộ ngày 18/5, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã ban hành quyết định điều tra 180 ngày vụ tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam. 

Không chỉ Việt Nam, đồng loạt các nước khu vực Đông Nam Á như Singapore, Malaysia... đều đã yêu cầu Grab gửi báo cáo chi tiết và áp dụng biện pháp điều tra vụ mua bán này.

Lo "phình" biên chế khi cơ quan cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương

Cũng tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến lo ngại cơ quan cạnh tranh quốc gia thuộc Bộ Công Thương sẽ không đảm bảo tính độc lập trong xử lý các vụ việc cạnh tranh. Tại nhiều nước cơ quan này là tổ chức, thực thi quyền hạn độc lập. "Không nên để thuộc Bộ Công Thương để đảm bảo tính độc lập trong điều tra các vụ việc", ông Nguyễn Thành Công (Ninh Bình) nói.

Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) lo ngại chuyện sẽ tăng thêm biên chế khi vừa có cơ quan cạnh tranh vừa có Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia. Ông cũng đề nghị làm rõ chủ thể nào sẽ quyết định lập Cơ quan cạnh tranh quốc gia. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, việc để cơ quan cạnh tranh thuộc Bộ này sẽ không 'phình' thêm biên chế. 

Là cơ quan thẩm tra dự luật, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng, việc quy định Cơ quan cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương, không thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội giúp thu gọn đầu mối các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh, không làm phát sinh đầu mối cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội. Điều này phù hợp với tinh thần giảm đầu mối cơ quan, tổ chức, đổi mới, sắp xếp lại bộ máy tinh gọn.

 

Anh Minh

VNE

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

DNTH: Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group chính thức được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.

5 kỹ năng vận hành doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNTH: Quản lý và vận hành doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) luôn đem đến nhiều thách thức cho nhà quản trị khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ kinh doanh, nhân lực, quản lý nội bộ… Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông...

VinUni khánh thành Trung tâm Trí tuệ Môi trường đầu tiên tại Việt Nam

DNTH: Ngày 13/3, Trường Đại học VinUni chính thức khánh thành Trung tâm Trí tuệ Môi trường (Center for Environmental Intelligence - CEI), đánh dấu bước phát triển quan trọng của “ngôi trường 5 sao”. Cột mốc này cũng tạo nền tảng góp phần...

T&T Group và SHB tổ chức ngày hội Văn hóa quy mô 15.000 người, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

DNTH: Với chủ đề “Vững bước vào kỷ nguyên mới”, sự kiện không chỉ là cơ hội tăng cường giao lưu, trao đổi văn hóa nội bộ mà còn tiếp thêm động lực, thổi lên ngọn lửa nhiệt huyết tới các cán bộ nhân viên; khẳng định...

Vinfast được TIME vinh danh trong top 500 Công ty tốt nhất 2025

DNTH: Hà Nội, ngày 10/3/2025 - VinFast được Tạp chí TIME (Mỹ) xếp thứ 101 trong danh sách 500 công ty thuộc top “Công ty tốt nhất châu Á – Thái Bình Dương 2025” (ASIA-PACIFIC'S BEST COMPANIES OF 2025). VinFast được đánh giá thuộc nhóm công ty...

PV GAS cung cấp LNG để vận hành thương mại các Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 của PV Power

DNTH: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã ký kết hợp đồng cung cấp LNG cho vận hành thương mại 2 Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, đánh dấu sự kiện PV GAS trở thành nhà...

XEM THÊM TIN